TS. TRẦN THỊ THANH THỦY

Chức vụ: Giám đốc Trung tâm giáo viên, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Alpha

Trình độ học vấn: Tiến sĩ giáo dục học

Thành tích tiêu biểu

* Một số bài báo tiêu biểu

  • Xác định hệ thống kĩ năng giảng dạy cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí (2011), Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội Thảo Địa lí Đông Nam Á, tr 303-309.
  • Applying some points of behaviourism theories of Burrubus Federic Skinner and Albert Bandura to determine some teaching – skills training methods for Geography – eacher – studen (2011), .Sci.HNUE, p 101-106.
  • Phân tích dữ liệu điều tra về hiện trạng kĩ năng dạy học của SV sư phạm Địa lí – Trường ĐHSP Hà Nội (2012),  Tạp chí khoa học ĐHSP, số 4, tr 140 – 147.
  • Kiểm tra đánh giá và định hướng dạy học phát triển năng lực cho người học trong môn địa lí ở trường phổ thông (2014), Kỷ yếu Hội nghị khoa học địa lí toàn quốc lần 8, tr 1021 – 1031.

* Một số công trình tiêu biểu

  • Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Trường:  Sử dụng phương pháp dạy học vi mô để rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho sinh viên năm thứ 3 – Khoa Địa lí – Trường ĐHSP Hà Nội, mã số: SPHN-12-164, nghiệm thu năm 2013
  • Tham gia nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Mục tiêu, chuẩn kết quả, khung nội dung, định hướng hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập chương trình các môn học:Tìm hiểu Khoa học Xã hội (ở Tiểu học), Khoa học Xã hội (ở THCS và THPT),Địa lý, Lịch sử, Công dân với Tổ quốc (ở THPT), PGS.TS Nghiêm ĐÌnh Vỳ làm chủ nhiệm đề tài, triển khai từ 2015.
  • Chủ nhiệm nhiệm vụ NCKH cấp Bộ: Xây dựng bài giảng điện tử (E-Learning) về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên Địa lý cấp trung học cơ sở, mã số B2015 -17 -03 MT, nghiệm thu 2016.

* Sách

  • Chủ biên cuốn sách: Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 2) (2016), NXB ĐHSP, ISBN: 978 – 604 – 54-2663-0.

Kinh nghiệm công tác:

  • 2000 – 2013: Giảng viên, Bộ môn Phương pháp dạy học Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội.
  • 2013 – 2018: Giảng viên, Trưởng Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội;
  • 2018 đến nay: Chủ tịch Hội đồng giáo dục, Giám đốc Trung tâm Giáo viên.

Triết lí giáo dục

“Biến trường học thành môi trường để học sinh được trải nghiệm và sáng tạo”

Tôi băn khoăn tự hỏi “Học sinh cần gì ở những nôi trường – nơi các con đang theo học?”, “Làm thế nào để việc học tập trở thành một niềm vui cho các con?”, “Dạy thế nào để kiến thức, kĩ năng các con được học tại nhà trường sẽ trở thành hành trang có ích cho các con khi bước vào cuộc sống?”. Câu trả lời của những câu hỏi này, đối với tôi được gói gọn trong hai từ “TRẢI NGHIỆM – SÁNG TẠO”. Khi học sinh được học tập thông qua các tình huống thực tiễn, được sáng tạo theo khả năng, sở thích và nhu cầu của mình thì việc học trở nên gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với từng cá nhân và cũng có thể dễ dàng áp dụng vào cuộc sống. Mỗi học sinh đều có khả năng, mong muốn và đam mê khác nhau, vấn đề là mỗi người giáo viên biết kết nối những cái KHÁC thành cái ĐA DẠNG, những cái RIÊNG bản sắc thành cái CHUNG đa dạng để các con cùng trải nghiệm và sáng tạo trong một môi trường học tập tích cực.

Alpha School.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *