ThS. TRẦN ĐỨC HUYỆN

  1. Họ tên: Trần Đức Huyện
  2. Học vấn: Thạc sĩ toán học- Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
  3. Triết lí giáo dục: “Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ”. Margaret Mead
  4. Kinh nghiệm giảng dạy: Có nhiều năm đi dạy gia sư và giảng dạy tại các trung tâm uy tín. Đã luyện thi cho rất nhiều học sinh đỗ vào các trường THPT ở Hà Nội với điểm số cao.
  5. Câu chuyện giáo dục:

Xin chia sẻ một câu chuyện giáo dục: “Sự im lặng của lão thiền sư”

Trời đã về khuya, lão thiền sư nhìn thấy bên cạnh bức tường của tu viện có một chiếc ghế, ngay lập tức ông nhận ra có một tu sĩ vi phạm quy định trèo tường ra ngoài. Lão thiền sư lặng lẽ đi về phía bức tường, bỏ ghế ra và ngồi xuống ngay tại chỗ đó.

Ngay sau đó, bên ngoài có tiếng động, một vị tu sĩ trẻ trèo tường để vào, dẫm lên vai của lão thiền sư và nhảy vào sân. Khi hai chân anh ta chạm đất, mới phát hiện vừa rồi đạp vào không phải cái ghế, mà là sư phụ của mình. Vị này cảm thấy hoảng sợ, không nói được câu nào, chỉ đứng im tại chỗ, chờ sư phụ trừng phạt.

Trái với suy nghĩ của tiểu hòa thượng, sư phụ không lớn giọng mắng chửi, chỉ nói rất nhẹ nhàng: “Đêm khuya, trời lạnh, hãy mặc thêm quần áo vào”.

Vị tăng trẻ tự trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.

Qua câu chuyện trên chúng ta nhận thấy để giáo dục tốt một con người không phải là việc dễ dàng, cần phải có cách thức phù hợp và sự kiên trì. Theo sự phát triển của xã hội ngày nay, việc áp dụng các hình thức kỷ luật và trách phạt học sinh luôn cần đi kèm với đó là sự chấn chỉnh, nâng đỡ để uốn nắn cho học sinh, để từ đó học sinh tu dưỡng mình theo như một câu nói xưa là “lạt mềm mà buộc chặt”, mà đi cùng với đó là lòng bao dung, tình thương yêu, trách nhiệm và sự cảm hóa của người thầy. Là một giáo viên đã giảng dạy nhiều năm, được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh, mỗi em có một tính cách riêng, suy nghĩ riêng, nhờ đó mà bản thân được trải nghiệm, được thách thức và được trau dồi thêm nhiều hơn những phương pháp, kĩ năng giáo dục.  Tôi tin rằng chỉ có tình yêu thương và sự sáng tạo mới là thứ giúp bạn thay đổi mình, thay đổi mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *