Đôi nét về lịch sử tranh biện trên thế giới
Khái niệm “debate” (tranh luận, phản biện, hoặc so sánh các ý kiến khác biệt) là một thuật ngữ rất quen thuộc ở Châu Âu và Châu Mỹ. Từ thời Trung cổ ở châu Âu, truyền thống tranh biện đã phát triển mạnh mẽ qua các triết gia Hy Lạp, La Mã, rồi nối tiếp lại từ thời Phục Hưng (Renaissance) cho tới ngày nay. Chúng ta có thể kể tên một số cuộc thi tranh biện nổi tiếng trên toàn thế giới “World Schools Debating Championships – Giải vô địch tranh biện học sinh thế giới”, “The European Universities Debating Championship (EUDC) – Giải vô địch tranh biện các trường đại học châu Âu”, “Asian Universities Debating Championship – Giải vô địch tranh biện các trường đại học châu Á” như một minh chứng hùng hồn cho sự phát triển mạnh mẽ của thuật tranh biện trong trường học. Nền giáo dục của những nước phát triển đòi hỏi nghiên cứu khoa học phải dựa trên sự tìm tòi, tranh biện, so sánh của nhiều người. Ở đó, mỗi cá nhân được thể hiện suy nghĩ, đánh giá, tư duy độc lập trên mỗi khía cạnh của vấn đề để từ đó đi đến tiếng nói chung. Và lịch sử đã chứng kiến những bước đi tiên phong của họ trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, khoa học…
Alpha trong dòng chảy chung trên thế giới.
Trong dòng chảy chung của thời đại, trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đi tắt đón đầu, học hỏi những điều mới để đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Và giáo dục có thể nói là con đường gần nhất trong việc lĩnh hội những thành tựu khoa học, công nghệ, xã hội, xây dựng đội ngũ con người tài giỏi, nhân đức, người công dân toàn cầu trong tương lai. Nhận thức được là vậy, trường THCS Alpha luôn tư duy đổi mới trong triết lý giáo dục, dám học hỏi và chịu trách nhiệm đến cùng với triết lý của mình. Trong các môn học nói chung, giáo viên luôn cố gắng dành cho học sinh một môi trường và không gian học tập mở; xây dựng khả năng tư duy độc lập, trách nhiệm trong diễn đạt tư duy và thái độ tôn trọng trong giao tiếp. Và để mô hình học tập này càng trở nên chuyên nghiệp hơn, tổ tiếng Anh đã tổ chức một mô hình thí điểm “Debate Master” – câu lạc bộ tranh biện – nơi các học sinh có cơ hội được đưa ra quan điểm về các vấn đề đang gây tranh cãi tại Việt Nam và trên toàn thế giới, cũng như các vấn đề rất gần gũi với lứa tuổi của các em. Và chắc chắn mô hình này sẽ được nhân rộng cho các bộ môn khác.
Qúa trình hoạt động của CLB“ Debate Master”tại Alpha- Ý nghĩa, kết quả đạt được.
CLB hoạt động bắt đầu hoạt động từ tháng 8 năm 2015 với 20 thành viên ưu tú. Trải qua gần một năm hoạt động với sự hướng dẫn của thầy David – một giáo viên bản ngữ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động Debate, các thầy cô trong tổ tiếng Anh đầy nhiệt tình, tận tâm cùng sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, ban phụ huynh, CLB đã gặt hái được rất nhiều kết quả.
CLB đã thực sự trở thành ngôi nhà chung nơi các thành viên trong CLB được gặp gỡ, giao lưu và tiếp cận với văn hóa Debate một cách toàn diện nhất. Các em có cơ hội trao dồi, học tập, thể hiện khả năng thuyết trình, phản biện bằng tiếng Anh, qua đó các em cũng có cách nhìn, cách tiếp cận đa chiều với nhiều vấn đề xã hội như:
- A teacher is the most noble profession in all the noble professions – Giáo viên là một nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý;
- To be a girl is more interesting than a boy – Là con gái thì thú vị hơn con trai
- Students should use Facebook? – Học sinh có nên sử dụng Facebook không?”
Bên cạnh đó, các em còn học được cách lắng nghe, cách tôn trọng đối phương trong giao tiếp, cũng như nâng cao tinh thần đồng đội, cách làm việc theo nhóm hiệu quả. Quan trọng hơn hết, qua việc tham gia vào CLB Debate các thành viên đã có sự trưởng thành trong suy nghĩ nói chung cũng như năng lực tiếng Anh nói riêng.
Những bước đi tương lai.
Để tổng kết cho một năm hoạt động của CLB, trường Alpha quyết định tổ chức sự kiện “Alpha Debating Championship 2016” với sự tham gia của hai đội với sáu thành viên suất xắc trong CLB, và toàn bộ các thành viên còn lại với những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Sự kiện hứa hẹn sẽ đem đến cho học sinh, thầy cô, phụ huỵnh toàn trường một ngày hội với nhiều cảm xúc, truyền lửa, củng cố niềm tin cho triết lý giáo dục của Alpha. Đây cũng sẽ là bước đệm để mô hình này sẽ tiếp tục được duy trì, phát triển không chỉ với bộ môn tiếng Anh mà còn các bộ môn khác nữa.
Cô Lê Ánh – giáo viên Alphaschool